Ram là gì? Ram có công dụng ra sao? Chức năng của Ram như thế nào?

Ram là 1 khái niệm và một bộ phận chắc các bạn không xa lạ gì nữa cả.

Ram là bộ phận vô cùng quan trọng, là bộ nhớ đệm tạm thời của chiếc laptop hoặc PC của bạn.

Nhưng vẫn còn nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về “Ram”

Hôm nay, thông qua bài viết này, chúng mình cùng nhau làm rõ vấn đề này nha. Cùng bắt đầu nào !!!

RAM là gì?

RAM (Random Access Memory) là một loại bộ nhớ khả biến cho phép đọc – ghi ngẫu nhiên dữ liệu đến bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ dựa theo địa chỉ của bộ nhớ. Tất cả mọi thông tin lưu trên RAM chỉ là tạm thời và chúng sẽ mất đi khi không còn nguồn điện cung cấp.

RAM được tìm thấy ở bất kỳ đâu trong các thiết bị điện tử như máy chủ, PC, máy tính bảng, điện thoại thông minh hay máy in.

RAM không thể lưu trữ được dữ liệu khi mất nguồn điện cung cấp. Nếu như thiết bị bị mất nguồn, tắt máy thì dữ liệu trên RAM sẽ bị xóa.

Cơ chế hoạt động và cấu tạo của RAM

Khi chúng ta mở một ứng dụng trên smartphone hay trên máy tính bảng, dữ liệu của phần mềm sẽ được truyền từ ổ cứng và lưu trữ tại RAM, lúc này CPU sẽ truy xuất và lấy dữ liệu từ RAM để hiển thị vào đáp ứng lại thao tác của người dùng

RAM được cấu tạo từ nhiều linh kiện nhỏ bao gồm điện trở, tụ điện, transistor… chúng có nhiệm vụ cung cấp nguồn ổn định cho RAM.

Lát cắt thực tế cho thấy mạch in giúp RAM hoạt động có đến 6 lớp, tùy từng loại RAM mà nhà sản xuất thiết kế mạch in 6 lớp hoặc nhiều hơn.

Phân loại RAM

Trên thực tế, bản thân RAM cũng có sự khác biệt. Các loại RAM đang phổ biến trên thị trường hiện nay là DDR, DDR 2, DDR 3 và DDR 4:

– DDR 1: (tên đầy đủ của nó là DDR SDRAM, DDR là viết tắt của cụm từ Double Date Rate). Loại RAM DDR 1 này bây giờ rất hiếm, vì nó có tuổi đời hơn chục năm rồi. Và bây giờ nó cũng không còn phù hợp với cấu hình phần cứng hiện tại nữa, nó quá yếu và không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng.

– DDR 2: Đây là thế hệ tiếp theo của RAM DDR 1 sử dụng cho các bảng mạch sử dụng Chipset Intel dòng 945 -> G31. Loại chip này sử dụng công nghệ chân đế tiếp xúc Socket 775. Và cho tới thời điểm hiện tại (năm 2017) thì vẫn còn khá nhiều máy tính dùng loại này. Loại RAM này thường được sử dụng cho các CPU Intel Core Duo, Core 2 Duo…

– DDR 3: Có lẽ đây là loại RAM phổ biến nhất thị trường hiện nay, nó được sử dụng rộng rãi cho các thế hệ máy tính đời mới. Loại RAM này thường được sử dụng cùng với CPU Intel Core 2 Duo, Core I3/ I5 hoặc I7…

– DDR 4: Là loại RAM mạnh mẽ nhất hiện nay, nó chỉ tương thích với một số phần cứng đời mới hiện nay.

Bus RAM là gì?

Bus RAM được hiểu như độ lớn của kênh truyền dữ liệu tương tự như băng thông của các  gói internet mà các nhà mạng cung cấp cho chúng ta. Độ lớn của kênh truyền này càng rộng tức là tốc độ truy xuất dữ liệu càng nhanh. Bộ nhớ RAM được chia làm 2 loại, DDR RAM và SDRAM.

Bộ nhớ SDRAM (Synchronous Dynamic Random Access Memory) truy cập ngẫu nhiên đồng bộ. Bộ nhớ RAM loại này ngày nay không còn được sử dụng rộng rãi nữa bởi công nghệ DDR RAM phát triển mạnh mẽ đẩy tốc độ truy xuất lên rất nhiều so với SDRAM.

Bộ nhớ RAM DDR cũng sử dụng tín hiệu xung nhịp để đồng bộ trong quá trình hoạt động. DDR là viết tắt của từ Double Data Rate, tức RAM DDR có thể truyền được 2 đường dữ liệu trong cùng xung nhịp.

Tầm quan trọng của RAM

RAM là một bộ phận rất quan trọng, vì hệ thống máy sẽ có thể truy cập được dữ liệu nhanh hơn là truy xuất từ ổ đĩa chính. Dữ liệu game sẽ được lưu trên HDD hoặc SSD nhưng việc lấy liên tục dữ liệu từ ổ cứng sẽ không hiệu quả. Nên từ đó công nghệ laptop đã chuyển thông tin game cần thiết sang bộ nhớ tạm thời để có thể tải nhanh chóng hơn.

RAM càng thấp thì máy của bạn sẽ càng không thể lưu trữ được nhiều thông tin dữ liệu mà ứng dụng cần chạy. Từ điều này sẽ dẫn đến máy có tình trạng bị giật lag, hiệu năng kém. Việc thiếu bộ nhớ này sẽ dẫn đến thao tác không được mượt mà, có nhiều ứng dụng sẽ không thể khởi chạy.

RAM có ý nghĩa gì trên thiết bị di động?

Về cơ bản, RAM là một phần cứng trung gian giữa những tập tin hệ thống gồm có ROM cùng với bộ xử lý với chức năng là cung cấp thông tin, tác vụ cũng như các dòng lệnh trong thời gian càng sớm càng tốt.

RAM chính là nơi để chúng ta lưu trữ các thông tin vi xử lý cần để chờ được truy nhập vào. Đó có thể là dữ liệu từ ứng dụng, tập tin của hệ điều hành, những tác vụ thường hoặc bất kỳ thứ gì truy xuất được ngay tức thì.

Từng ô nhớ trên RAM sở hữu 1 địa chỉ tương ứng. Nếu như RAM thiếu đi thì smartphone sẽ không thể nào tiến hành được những nhiệm vụ cơ bản do quá trình truy cập những tệp dữ liệu sẽ rất chậm. Do đó, vai trò của RAM là tối cần thiết với bất cứ một thiết bị di động nào.

Xem thêm: Laptop – Bo mạch chủ PC Gaming, Đồ Họa chính hãng giá rẻ, mua máy tính online tại Laptop15 nhiều mẫu mã

Hi vọng bài viết trên sẽ cung cấp thêm một ít kiến thức về công nghệ cũng như giúp bạn hiểu rõ hơn về RAM trên thiết bị di động. Nếu có thắc mắc bạn vui lòng để lại bình luận chúng tôi sẽ trả lời bạn sớm nhất.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết về RAM  Hải Phòng của Laptop15.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *