Độ bao phủ màu là gì? DCI-P3 Là gì? sRGB Là gì?

Độ bao phủ màu, DCI-P3, sRGB , là 1 khái niệm chắc các bạn không xa lạ gì nữa cả.

Nó là tiêu chuẩn để đánh giá 1 chiếc màn hình màu sắc đẹp hay không đẹp.

Nhưng vẫn còn nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về “Độ bao phủ màu”

Hôm nay, thông qua bài viết này, chúng mình cùng nhau làm rõ vấn đề này nha. Cùng bắt đầu nào !!!

Độ bao phủ màu là gì?

Độ Bao phủ màu là hay dải màu (color gamut) là từ dùng để chỉ khoảng giới hạn của màu sắc trong thực tế, biểu thị khả năng tái tạo màu sắc trong các thiết bị kỹ thuật số, đồ họa và nhiếp ảnh như laptop, máy tính để bàn, máy ảnh kỹ thuật số.

Độ bao phủ màu là Những hệ quy chiếu cho dải màu tiêu chuẩn hiện nay gồm sRGBAdobe RGB hay DCI-P3. Hiểu đơn giản rằng thiết bị màn hình có độ bao phủ màu càng lớn thì màn hình đó có thể hiện thể màu sắc đa dạng rõ ràng hơn trong không gian màu như những thiết bị máy tính, laptop đồ họa.

Các chuẩn màu cơ bản thường gặp.

sRGB – tiêu chuẩn truyền thống

Đây là dải màu áp dụng cho màn hình, kỹ thuật in ấn và internet. Ngày nay, đối với các mẫu màn hình phổ thông thì sRGB vẫn được xem là một tiêu chuẩn khá phổ biến. Hầu hết các thông số độ bao phủ màu của các mẫu màn hình phổ thông hiện tại khi bán ra đều dựa trên chuẩn sRGB được in trên bao bì.

Đây là chuẩn màu có độ phủ nhỏ nhất trong số các dải màu. Vậy khả năng mà nó mang lại đối với độ bao phủ màu là gì ? Nếu bạn là một người chỉ chơi game, xem phim giải trí đơn thuần và không yêu cầu quá khắt khe thì một chiếc màn hình có độ bao phủ màu nằm trong khoảng 95 – 100% của sRGB là đủ để mang lại những trải nghiệm tuyệt vời.

Adobe RGB – tiêu chuẩn đồ họa và in ấn

Chuẩn màu Adobe RGB được công bố năm 1998 với độ phủ màu lớn hơn đáng kể so với chuẩn sRGB. Với sức ảnh hưởng của Adobe và bộ phần mềm sáng tạo của mình, Adobe RGB ngay lập tức thịnh hành trong lĩnh vực kỹ thuật đồ họa và công nghệ in ấn.

Hiện nay, thường thì chỉ có những chiếc màn hình chuyên dụng cho đồ họa mới có thể đạt gần đủ hoặc đủ 100% độ phủ màu của chuẩn Adobe RGB mà thôi.

DCI-P3 – tiêu chuẩn điện ảnh

DCI-P3 được đánh giá là chuẩn màu tiêu chuẩn đối với ngành công nghiệp điện ảnh Hoa Kỳ. DCI-P3 có độ phủ màu nhỏ hơn Adobe RGB và lớn hơn sRGB. Gần đây thì chuẩn DCI-P3 cũng là trend khá hot đối với những game thủ bởi nó đem lại trải nghiệm cao cấp hơn cho màn hình gaming của họ.

Vậy ứng dụng của DCI-P3 với độ bao phủ màu là gì ? Vì là chuẩn màu của điện ảnh Mỹ nên DCI-P3 thường sẽ có chất màu rất tối ưu cho việc xem phim. Xem phim Blue-Ray với độ phủ màu tầm trên 90% DCI-P3 là một trong những ví dụ tuyệt vời.

Độ sai lệch màu

Độ bao phủ màu càng rộng là rất tốt, nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất quyết định một chiếc màn hình tốt. Ngoài độ bao phủ màu rộng ra, một chiếc màn hình tốt cần phải đảm bảo tốt các yếu độ về độ sai lệch màu.

Độ sai lệch màu thường được các kỹ thuật viên đồ họa hay nhiếp ảnh gia (những người dùng chuyên nghiệp) sử dụng bởi nó là tiêu chuẩn để xác định độ chính xác của màu sắc. Có rất nhiều các chỉ số, phương pháp để xác định về độ sai lệch màu, tuy nhiên chỉ số được sử dụng thông dụng nhất đó là Delta E (dE). Chỉ số này đo lường khoảng cách giữa hai màu do Ủy ban Quốc tế về Chiếu sáng (Commission Internationale de l’Eclairage) sáng tạo ra nhằm xác định độ sai lệch của hai màu sắc trên màn hình để đánh giá mức độ tối ưu của màu sắc trên màn hình so với màu gốc.

  • Chỉ số Delta E càng thấp thì độ sai lệch màu càng thấp, cụ thể:
  • Delta E bé hơn hoặc bằng 1.0: Gần như giống hoàn toàn với màu gốc.
  • Delta E bé hơn hoặc bằng 1 – 2: Gần như giống với màu gốc tuy nhiên có thể quan sát được độ sai lệch nếu nhìn kỹ
  • Delta E bé hơn hoặc bằng 2 – 10: Có sự khác biệt rõ ràng so với màu gốc.
  • Delta E bé hơn hoặc bằng 11 – 49: Gần giống với  màu tương phản.
  • Delta E bé hơn hoặc bằng 50 – 100: Tương phản hoàn toàn với màu gốc.

Một số tiêu chuẩn về độ bao phủ màu

Các gam màu được biểu diễn trên một hình tam giác trên bản đồ 3 chiều. Các cạnh của tam giác là tọa độ màu cho các màu cơ bản: đỏ, lục và lam. Vùng được bao quanh bởi tam giác là một dải màu mà thiết bị đó có thể hiển thị.

Ví dụ: Các màu được bao quanh bởi tam giác sRGB là các màu mà màn hình có độ phủ sRGB 100% có thể tái tạo tương đương.

Dải màu RGB tiêu chuẩn (sRGB)

Để giải quyết vấn đề của các màn hình khác nhau, tái tạo các mức độ khác nhau của cùng một màu sắc. Uỷ ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC) đã giới thiệu gam màu tiêu chuẩn được gọi là “Standard RGB”, viết tắt là sRGB. Quy chuẩn này xác định một loạt các màu sắc tái tạo trên màn hình, ảnh và video để mắt người có thể nhìn thấy tương đối giống nhau với bất kỳ màn hình nào.

Nhưng không phải tất cả các màn hình đều có thể tái tạo toàn bộ gam màu sRGB. Bạn có thể vẫn sẽ thấy một số màu trông hơi khác trên các loại màn hình khác nhau. Nhưng bởi vì ngành công nghiệp màn hình, kỹ thuật in ấn và website trên Internet đang tuân theo tiêu chuẩn này nên phần lớn chỉ có sự khác biệt nhỏ.

Do đó, khi mua một màn hình máy tính, bạn nên chú ý đến thông số có bao nhiêu gam màu sRGB trên màn hình. Ví dụ: Màn hình chỉ có độ bao phủ màu 70% gam sRGB sẽ tái tạo một bộ màu giới hạn khi so sánh với màn hình bao phủ 100% gam sRGB.

Với sự phát triển về công nghệ, những màn hình hiện đại có thể vượt ra ngoài phạm vi phủ sóng của dải màu sRGB 100%, tạo nên nhiều màu hơn so với màn hình thông thường. Đây cũng lúc xuất hiện khái niệm độ phủ màu rộng.

Adobe RGB

Mặc dù sRGB là gam màu tiêu chuẩn nhưng phạm vi tái tạo tương đối hạn chế và đặc biệt trong ngành công nghiệp in ấn, màu sắc khi in với hệ màu sRGB sẽ nhạt và thiếu sức sống khi các bản vẽ được in ra thành phẩm.

Nên để khắc phục được hạn chế này, Adobe đã giới thiệu một gam màu mới là Adobe RGB vào năm 1998 nhằm cạnh tranh với sRGB. Ngày nay, Adobe RGB là gam màu tiêu chuẩn cho ngành công nghiệp in ấn.

Adobe RGB là một gam màu rộng, bao gồm nhiều màu sắc sống động hơn đáng kể khi so với sRGB. Khi cả hai hệ màu sRGB và Adobe RGB đều có cùng số màu thì hệ màu Adobe RGB đều có thể bao phủ khoảng 50% phổ quang nhìn thấy được. Nói cách khác, Adobe RGB cho khả năng tái tạo màu sắc đa dạng hơn.

Hiện nay, trên các màn hình cao cấp đều sản xuất để phục vụ cho cả hai gam màu sRGB và Adobe RGB. Các màn hình đều liệt kê phạm vi bao phủ của cả hai gam dưới dạng phần trăm.

Ví dụ: Màn hình liệt kê độ phủ màu là 100% sRGB và 90% Adobe RGB, thông số này có ý nghĩa là màn hình có thể tái tạo mọi màu trong gam màu sRGB và 90% phần trăm màu trong gam Adobe RGB.

DCI-P3

Hiệp hội Kỹ sư Điện ảnh và Truyền hình đã giới thiệu DCI-P3 để tiêu chuẩn hóa khả năng tái tạo màu sắc cho rạp chiếu phim. Các nhà làm phim kỹ thuật số sẽ quay bằng máy ảnh có khả năng DCI-P3 để đảm bảo rằng cảnh phim của họ trông như ý muốn trên màn hình lớn.

Trên thực tế, rạp chiếu phim hiện đại đều có khả năng tái tạo 100% gam màu DCI-P3. DCI-P3 cho dải màu hiển thị rộng hơn 25% so với sRGB. Vì vậy, cũng giống như Adobe RGB, các chuyên gia thích DCI-P3 do màu sắc đem lại trung thực và sống động hơn.

Xem thêm: Laptop – Bo mạch chủ PC Gaming, Đồ Họa chính hãng giá rẻ, mua máy tính online tại Laptop15 nhiều mẫu mã

Một chiếc màn hình có dải màu rộng hơn sẽ đem lại chất lượng hiển thị tốt hơn. Cùng với đó, việc lựa chọn dải màu nào sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và tính chất công việc của bạn. Mỗi độ chuẩn màu đều có những lợi thế của riêng mình do đó bạn cần cân đối, đánh giá và có những trải nghiệm thực tế để đưa ra lựa chọn phù hợp cho mỗi cá nhân.

Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này bạn đã có những thông tin về “Độ bao phủ màu là gì”. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết về Độ bao phủ màu  Hải Phòng của Laptop15.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *