Ổ cứng SSD là gì? Ổ cứng SSD có tác dụng gì? Chức năng của ổ cứng SSD?

Ổ cứng SSD , là 1 khái niệm chắc các bạn không xa lạ gì nữa cả.

Ổ cứng SSD Nó là tiêu chuẩn để đánh giá 1 chiếc PC hoặc laptop của bạn có nhanh hay không.

Nhưng vẫn còn nhiều người vẫn chưa hiểu rõ vềỔ cứng SSD

Hôm nay, thông qua bài viết này, chúng mình cùng nhau làm rõ vấn đề này nha. Cùng bắt đầu nào !!!

Ổ cứng SSD là gì?

Ổ cứng SSD (Solid State Drive) là một loại phương tiện lưu trữ dữ liệu liên tục trên bộ nhớ flash trạng thái rắn. Hai thành phần chính tạo nên một ổ SSD: bộ điều khiển flash và chip nhớ flash NAND.

Ổ cứng SSD không chỉ cải thiện về sức mạnh tốc độ so với phiên bản ổ cứng HDD truyền thống. SSD còn có giúp người dùng cải thiện nhiệt độ, độ an toàn dữ liệu và cả về điện năng tiêu thụ.

Nguyên lý hoạt động của ổ SSD là gì? Ổ cứng SSD có tác dụng gì?

Ổ đĩa SSD sử dụng một tấm các ô nhớ (cell) để gửi và nhận dữ liệu nhanh chóng, những tấm này được phân chia thành các phần gọi là trang (page) với kích thước từ 2KB – 16KB, nhiều trang hợp thành khối (block).

  • Khác với HDD, ổ SSD không thể ghi đè trực tiếp dữ liệu lên từng trang riêng lẻ, chúng chỉ ghi dữ liệu lên trang trống trong một khối.

Để thực hiện chức năng gửi, nhận dữ liệu nhanh chóng, ổ cứng SSD dùng một tấm có chứa nhiều ô điện. Các tấm này được phân thành những phần nhỏ gọi là “trang”. “Trang” chính là nơi mà dữ liệu được lưu trữ. Các trang gộp lại với nhau để tạo thành nhiều khối. Ngoài ra, vì được thiết kế không có bộ phận chuyển động, nên ổ cứng SSD còn có tên gọi khác là ổ cứng thể rắn.

  • SSD có khả năng ghi dữ liệu vào một trang trống trong khối bất kỳ. Do đó, người dùng không thể ghi đè dữ liệu lên mỗi trang riêng lẻ.

Đối với chức năng xóa dữ liệu, SSD thực hiện bằng cách xác định chính xác những dữ liệu nào được đánh dấu không sử dụng. Tiếp đến, nó chuyển các dữ liệu này vào một khối riêng. Sau đó, nó tiến hành loại bỏ toàn bộ khối. Đồng thời, ngay lập tức nó cũng xác định lại các dữ liệu của bộ nhớ để trả lại khối, còn các trang không sử dụng thì để trống.

Ưu Và nhược điểm của ổ cừng SSD

Ưu điểm của ổ cứng SSD.

– Thời gian khởi động hệ điều hành nhanh chóng hơn.

– Tốc độ truy xuất các dữ liệu trong ổ cứng nhanh nhất.

– Thời gian khởi động và hoạt động các phần mềm trên máy tính nhanh hơn.

– Khả năng hoạt động ổn định tốt, và chống sốc cao khi bị rơi,…

– Hoạt động êm ái, không có tiến ồn, tàn nhiệt hiệu quả hơn ổ cứng HDD.

– Tăng hiệu suất làm việc của máy tính.

Nhược điểm của ổ cứng SSD

Mặc dù có dung lượng tương đương với ổ cứng HDD, xong giá cả của ổ SSD vẫn khá cao. Ngoài ra, ổ SSD có hạn chế về số lần ghi dữ liệu. Mỗi lần ghi hoặc xóa dữ liệu sẽ làm tăng điện trở trong của mỗi ô, đến một thời điểm nào đó ổ cứng sẽ không còn khả năng ghi dữ liệu.

Tuy nhiên, bạn không cần phải lo lắng quá nhiều về điều này vì nó không có nghĩa là tuổi thọ của ổ cứng SSD sẽ ngắn hơn ổ cứng HDD.

Các loại thường gặp của ổ cứng SSD là gì?

Ổ cứng SSD có 3 dạng thường gặp dưới đây, mỗi loại sẽ có công dụng và phạm vi ứng dụng riêng. Chính vì vậy mà bạn nên chọn các loại máy có ổ cứng phù hợp với mục đích sử dụng của mình.

SSD 2.5 SATA

  • Ổ cứng SSD này có kích thước và chuẩn cắm giống như ổ cứng HDD trên laptop. Với giá cả phải chăng, nó trở thành sự lựa chọn phù hợp với phần lớn người dùng.

SSD m (mSATA và mPCle)

  • Khi nhắc đến mSATA, nhiều người nghĩ ngay đến ổ cứng nhỏ gọn được sử dụng trên các dòng laptop nhỏ.
  • Về thiết kế bên ngoài, cổng mSATA khá giống với cổng mPCIe, còn về mặt điện tử và truyền tải dữ liệu thì chúng không nhất thiết phải giống nhau. Do đó, để lắp đặt các ổ cứng SSD mSATA, máy tính của bạn cần phải có chip điều khiển mSATA riêng, không thể sử dụng chip của PCI Express

SSD M2 (M2 SATA và M2 PCle)

  • SSD M2 là gì? Đây cũng là câu hỏi được rất nhiều bạn băn khoăn, thắc mắc. Ổ cứng SSD M2 được ra đời vào tháng 8 năm 2004 với giao diện khác biệt hoàn toàn so với các loại SSD thông thường.
  • Với kích thước nhỏ gọn và tốc độ xử lý dữ liệu nhanh (khoảng 550MB/s cho M2 SATA và 3500MB/s cho M2 PCIe), ổ cứng SSD M2 đã trở thành tiêu chuẩn cho hầu hết các laptop hiện nay. Hiện nay, laptop được trang bị ổ cứng SSD M2 là sự lựa chọn ưu tiên và được tin dùng.

  • Như vậy thông qua nội dung trên bạn đã nắm rõ chức năng các loại ổ cứng SSD là gì rồi đúng không nào? Còn về hiệu năng của ổ cứng SSD so với HDD như thế nào hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Các yếu tố cần quan tâm khi mua SSD.

Để tránh việc mua SSD kém chất lượng hay không đáp ứng đủ các yêu cầu mà bạn đề ra, bạn cần cân nhắc những yếu tố sau khi mua SSD:

  • Dung lượng lưu trữ: Nếu công việc của bạn đòi hỏi dung lượng lưu trữ lớn, truy cập và xuất dữ liệu thường xuyên thì tốt nhất nên chọn ổ cứng có dung lượng lưu trữ lớn. Điều này cũng giúp bạn đảm bảo được sức mạnh tốc độ cũng như khả năng lưu trưc và làm vệc của chúng.
  • Gắn trong hay gắn ngoài: Thông thường, các mỗi máy tính đều phải có ít nhất một ổ đĩa vật lý bên trong để cài đặt hệ điều hành và các chương trình. Tuy nhiên trong trường hợp bạn muốn mở rộng thêm dung lượng lưu trữ hay tăng cường tốc độ xử lý dữ liệu thì bạn có thể chọn kèm thêm một chiếc SSD. Nếu bạn cần di chuyển thường xuyên thì SSD gắn ở ngoài sẽ giúp bạn thuận tiện hơn, còn nếu không thì hãy chọn SSD gắn bên trong cho máy của bạn.
  • Độ bền và tốc độ: Độ bền và tốc độ là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý khi bạn mua SSD. SSD chuyên dùng MLC có thể kể đến Seagate được xem là lựa chọn phù hợp của đa số người tiêu dùng. Không chỉ đáp ứng được độ bền cao mà nó còn có khả năng lưu trữ được nhiều dữ liệu trên một cell. Bên cạnh đó bạn cũng có thể chọn loại SLC,  bởi chúng có tính ổn định cao nhất và rất bền, tốc độ ghi xóa được 100.000 lần.

Khi nào nên sử dụng ổ cứng SSD

Hiện nay, giá cả của ổ cứng SSD đã giảm đáng kể so với trước đây. Vì vậy, nếu có điều kiện, chúng ta nên sử dụng ổ cứng SSD thay vì HDD trong mọi trường hợp.

  • Thực tế đã chứng minh rằng sự khác biệt về tốc độ giữa máy tính sử dụng SSD và máy tính dùng HDD rất rõ ràng (ví dụ như thời gian khởi động máy tính ASUS Vivobook X507 được trang bị ổ cứng SSD là khoảng 10-15 giây, trong khi khi sử dụng ổ cứng HDD thì mất khoảng 50-70 giây).

Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu được ổ cứng SSD là gì, cách phân biệt ổ SSD và HDD, từ đó sẽ giúp được bạn trong việc lựa chọn được ổ cứng phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Ngoài kiến thức về lĩnh vực các linh phụ kiện máy tính, Sforum còn chia sẻ rất nhiều các thông tin bổ ích khác. Các bạn hãy ủng hộ và cùng theo dõi trong các bài viết tiếp theo nhé.

Xem thêm: Laptop – Bo mạch chủ PC Gaming, Đồ Họa chính hãng giá rẻ, mua máy tính online tại Laptop15 nhiều mẫu mã

Hiện nay, thị trường ổ đĩa SSD rất đa dạng với nhiều mức giá thành và chất lượng khác nhau. Chính vì thế, để tránh mua hàng kém chất lượng, bạn nên ưu tiên lựa chọn SSD của các thương hiệu có uy tín như Intel, Seagate, Samsung... Trong đó, Intel rất được ưa chuộng vì độ bền cao và ít bị lỗi, nhưng nhược điểm của nó là tốc độ chậm hơn những thương hiệu khác.

Các bạn đã hiểu được cơ bản về ưu điểm, nhược điểm và những loại SSD phổ biến nào hiện nay chưa nào? Mình hy vọng thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn khi chọn mua, nâng cấp máy tính.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết về Ổ cừng SSD  Hải Phòng của Laptop15.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *