Màn Hình OLED, là 1 khái niệm chắc các bạn không xa lạ gì nữa cả.
Nó được ứng dụng nhiều và xuất hiện trên nhiều thiết bị như, điện thoại, tivi, laptop, máy tính bảng….
Nhưng vẫn còn nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về “Màn hình OLED”
Hôm nay, thông qua bài viết này, chúng mình cùng nhau làm rõ vấn đề này nha. Cùng bắt đầu nào !!!
Màn hình OLED (hay là Organic Light Emitting Diodes Screen) là một loại diot phát quang điện hữu cơ (LED). Diot này có lớp điện phát quang là một màng chất hữu cơ, có tác dụng phát ra ánh sáng khi có dòng điện chạy qua. Tận dụng cơ chế phát quang của diot (LED) để hiển thị ánh sáng.
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Diode_phát_sáng_hữu_cơ
Về cơ bản, một màn hình OLED sẽ bao gồm 4 thành phần chính sau:
Tấm nền
Được chế tạo bằng thủy tinh hay nhựa, có chức năng chống đỡ cho các bộ phận khác của OLED.
Anode
Tạo ra những khoảng trống để chứa điện tích dương khi dòng điện xuất hiện.
Cathode
Trái ngược với Anode, Cathode sẽ chịu trách nghiệm tạo ra các điện tích âm hay electron nếu có dòng điện đi qua.
Lớp dẫn hữu cơ
Lớp dẫn hữu cơ: là phần lớp dẫn ở giữa hai cực Anode và Cathode. Lớp này có hai phần chính, gồm lớp dẫn (được cấu tạo từ các phân tử hữu cơ dẻo để vận chuyển “các lỗ điện tử” từ Anode) và lớp phát sáng (vận chuyển electron từ Cathode).
Màn hình OLED là một trong những loại công nghệ được đánh giá rất cao trên thị trường hiện tại, hứa hẹn sẽ dẫn đầu được xu hướng trên thị trường công nghệ trong tương lai. Vậy những lý do nào để chứng minh việc chiếc màn hình này lại được đánh giá cao như vậy. Hãy cùng bài viết điểm qua 4 lý do chính nổ bật sau đây:
Màn hình OLED giúp cung cấp góc nhìn rộng vì vậy có gần 90 độ trên nhiều tấm nền mà vẫn không làm mất đi chất lượng hình ảnh cũng như độ sắc nét so với màn hình LED truyền thống cổ điển.
Giúp loại bỏ đèn nền và lớp màn trập có nghĩa là nhà sản xuất đã thay lớp kính nền dễ vỡ và nặng nề lên trên các màn hình OLED bằng tấm nền bằng nhựa có trọng lượng nhẹ và bền hơn. Bên cạnh đó, người ta đã tạo ra các thiết bị kỳ lạ hơn với bề mặt được uốn cong. Ngoài ra, các tấm film OLED có thể chịu được phạm vi nhiệt độ hoạt động rộng hơn rất nhiều so với màn hình LED thông thường.
Thiết kế của chiếc màn hình này là sử dụng một bộ lọc màu sắc riêng biệt, nên màu sắc hiển thị sẽ được đen hơn và sâu hơn, gam màu của sẽ rộng hơn. Việc không sử dụng đèn nền đã giúp cho chiếc màn hình này có một độ tương phải cao hơn.
Để làm rõ hơn sự khác biệt của OLED với các loại màn hình khác trong cùng điều kiện môi trường. Mời bạn tham khảo bảng so sánh sau đây:
Màn hình OLED là một trong những cái tên chất lượng, được đánh giá cao với nhiều ưu điểm trên thị trường. Nhưng tấm nền này cũng không thể nào hoàn mỹ không có một nhược điểm gì. Chiếc màn hình có những nhược điểm như sau:
Màn hình OLED được tích hợp trên các thương hiệu tivi OLED khá nổi tiếng là LG, Sony, Panasonic. Các dòng Tivi sử dụng tấm nền này thường cực mỏng và gần như không cần đến blacklight. Độ mỏng chỉ tầm 2.57mm, đem đến một trong lượng siêu nhẹ và cực mỏng khi so với QLED.
Các hãng laptop hiện nay cũng đã bắt đầu trang bị cho mình màn hình OLED để đáp ứng nhu cầu của người dùng được tốt hơn.
Ngày nay, màn hình OLED được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, phổ biến nhất là ở mảng điện thoại di động, máy ảnh kỹ thuật số, tai nghe VR, máy tính bảng, laptop và TV.
Samsung Display (công ty con của tập đoàn Samsung) chuyên sản xuất màn hình OLED cho các thiết bị di động, và hãng này đã trang bị loại màn hình này cho tất cả các thiết bị hàng đầu của họ, mới đây nhất là Galaxy S22, S22 ultra.
Xem thêm: Laptop – Bo mạch chủ PC Gaming, Đồ Họa chính hãng giá rẻ, mua máy tính online tại Laptop15 nhiều mẫu mã
Tóm lại, bài viết này mang đến cho bạn những thông tin cần biết về màn hình OLED. Bạn sẽ biết được ưu và nhược điểm và các thiết bị được ứng dụng công nghệ này. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn màn hình tivi, điện thoại hoặc tivi.
Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này bạn đã có những thông tin về màn hình OLED. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết về card đồ hoạ tích hợp Hải Phòng của Laptop15.
Card đồ hoạ tích hợp, là 1 khái niệm chắc các bạn không xa lạ…
Độ bao phủ màu, DCI-P3, sRGB , là 1 khái niệm chắc các bạn không…
Card đồ hoạ, Card rời là gì? GPU là gì? là 1 khái niệm chắc…
Ổ cứng SSD , là 1 khái niệm chắc các bạn không xa lạ gì…
CPU , là 1 khái niệm chắc các bạn không xa lạ gì nữa cả.…